Từ thuở xa xưa khi nền kinh tế quốc dân còn dựa trên những ngành công nghiệp chính như săn, bắt, hái, lượm thì việc phân công công việc trong xã hội đã thành lẽ đương nhiên. Các chị các cô do vai không u, thịt không bắp, khó lòng vật lộn với thú dữ, chim hoang bèn góp nhặt chắt chiu từng củ từng quả dành dụm cho cộng đồng chung. Các đấng nam nhi đại trượng phu chân tay to khó luồn tán cây, lách bụi cỏ, óc quan sát, độ tinh tế, nhạy bén lại kém hơn các cô nên đành vác giáo vác nỏ liều mình kiếm cái ăn âu cũng phải. Sau mỗi chuyến hao sức tổn lực như vầy, cột trụ của gia đình lê lết về, đặt phịch mông xuống lấy nền đất làm xô-fa, thiên nhiên tựa báo chí. Các cô ân cần hiền dịu góp sức cho gia đình, cộng đồng bằng việc thổi bát cơm lành, nồi canh ngọt, các anh các chú chỉ việc nằm chơi rồi quây quần tẩm bổ.
Tất nhiên, xã hội thời nay khác trước, dân tình hội nhập, tung hô bình đẳng giới, phụ nữ giờ họ có học, họ có quyền và quan trọng nhất là họ...làm ra tiền, không những ngang hàng mà nhiều cô còn giỏi giang hơn khối anh. Vậy cớ gì mà bếp núc vẫn chỉ là "đặc quyền" của phụ nữ. Các cô tranh chấp kiếm tiền với chúng tôi rồi về đến nhà vẫn cắm đầu vào bếp cặm cụi thành ra các anh các chú đành lòng bất đắc dĩ nằm phởn đọc báo xem tivi. Dạo gần đây rộ lên một phòng trào cổ súy đàn ông nấu nướng, bếp núc. Anh báo chị đài vẫn tuyên truyền, rỉ tai thế hệ thanh thiếu niên tuổi trẻ rằng là soái ca thời a còng phải văn võ song toàn, gi gỉ gì gi cái gì trên trời dưới biển dù không có giỏi cũng phải biết qua, chuyện bếp núc nói riêng cũng không nằm ngoài phạm vi này rồi lại cả lý thuyết ngược dòng, đàn ông nấu ăn là một kiểu sexy mới, đại loại vậy.
Chuyện báo đài, truyền thông cổ súy nhiều khi cũng nghiệt ngã, lắm ông đắm đuối lao theo cái nghiệp bếp núc chuyên nghiệp tại khách sạn nọ, nhà hàng kia, nghe qua tưởng chừng xa hoa, nhã nhặn, người đời tung hô là nghệ sĩ trong bếp nhưng rồi tát tát mấy cái vào mặt, tỉnh lại rồi xét trên phương diện thực tiễn thì...sự thật không những mất lòng mà cả cỗ dồi cũng dẹp luôn. Trong bếp làm gì có nghệ sĩ văn hoa bóng bảy, chỉ có những gã ngày ngày miệt mài chiến đấu, vật lộn với đủ thứ ức chế chết người, lấy sự hài lòng của người ta để làm chân lý nghề nghiệp mà thôi, xét cho cùng cũng giống mấy gã đấu sĩ trong đấu trường La Mã thưở xưa.
Nói qua nói lại, việc nấu nướng dù được tung hô ra sao, thực tế của giới bếp chuyên nghiệp có nghiệt ngã thế nào thì đó vẫn là một việc làm giản dị mà thiết thực. Anh em chúng tôi ngày ngày vẫn năng nổ phơi mặt ra đường, lao tâm khổ tứ, đều như vắt chanh, kẻ đi xây ước mơ của bản thân, kẻ thì được thuê để xay ước mơ cho thằng khác. Đời nghiệt ngã vậy, cũng chỉ mong tới giờ tan sở đề về đứng bếp bên cô bồ hay nếu đã đủ dũng cảm mà lao đầu vào cuộc sống gia đình thì là với vợ hiên con thảo, xin mấy nghìn bình yên. Ấy thế mà cái quyền chăm sóc quan tâm và được quan tâm chăm sóc, nghe đầy vẻ đầm ấm êm đềm, nấu một hai món để bày tỏ sự quan tâm với những người thương nay cũng bị tước mất trắng trợn như vầy. Nấu ăn cũng giống yêu thôi mà, đâu cần phải tung hô, đao to búa lớn như thế làm gì, cứ im im mà làm để người ta cảm nhận là được rồi.
Tranh thủ vớt vát một hai ngày trời còn nắng trước khi Đông về, gã mày râu nào muốn bày tỏ chút tương tư vặt vãnh thì nên thử xắn tay lên mà làm món "chè Nhật" Anmitsu. Đơn giản, dễ làm, nhẹ nhàng như chút chiều chuộng bất ngờ, đủ cả ngọt, cả đắng, cả chua dễ trôi như một lời nịnh nọt thớ lợ cuối ngày. Chỉ tội công chuẩn bị cũng mất kha khá lích kích đủ điều: thạch agar, đậu đỏ anko, shiratama dango rồi đủ kiểu hoa quả theo mùa, nhưng để mà nịnh nàng một cái, vất thế hay vất nữa cũng đáng thôi nhỉ.
Nguyên liệu:
(4 phần)
Kanten:
Click để xem hình lớn |
Click để xem hình lớn |
Click để xem hình lớn |
Tranh thủ vớt vát một hai ngày trời còn nắng trước khi Đông về, gã mày râu nào muốn bày tỏ chút tương tư vặt vãnh thì nên thử xắn tay lên mà làm món "chè Nhật" Anmitsu. Đơn giản, dễ làm, nhẹ nhàng như chút chiều chuộng bất ngờ, đủ cả ngọt, cả đắng, cả chua dễ trôi như một lời nịnh nọt thớ lợ cuối ngày. Chỉ tội công chuẩn bị cũng mất kha khá lích kích đủ điều: thạch agar, đậu đỏ anko, shiratama dango rồi đủ kiểu hoa quả theo mùa, nhưng để mà nịnh nàng một cái, vất thế hay vất nữa cũng đáng thôi nhỉ.
Nguyên liệu:
(4 phần)
- Hoa quả tùy chọn, gọt vỏ, cắt miếng vừa ăn
Click để xem hình lớn |
Cũng chỉ cần gọi đơn giản là thạch rau câu
- 4g bột agar.
- 500ml nước.
- 13g đường kính.
Shiratama Dango:
- 55g bột mochiko.*
- 34ml nước.
- 2g đường kính.
Tsubuan Anko:
Nôm na là sốt đậu đỏ dạng hạt, không nhuyễn. Trong ẩm thực Nhật, người ta dùng anko trong hầu hết mọi món ngọt thông dụng.
Nôm na là sốt đậu đỏ dạng hạt, không nhuyễn. Trong ẩm thực Nhật, người ta dùng anko trong hầu hết mọi món ngọt thông dụng.
- 200g đậu đỏ.
- Nước.
- 200g đường kính.
- 1 nhúm muối
Đường Đen (Kuromitsu):
- 100g đường đen (kurozato/ kokuto).**
- 100g đường kính.
- 100ml nước.
* : Loại bột nếp chuyên biệt của Nhật để làm các loại bánh truyền thống như dango hay mochi. Bạn có thể tìm được Unimart hoặc các cửa hàng bán đồ Nhật ở khu Linh Lang – Vạn Phúc.
**: Loại đường đặc biệt được chiết xuất từ cây dương xỉ. Bạn có thể tìm được Unimart hoặc các cửa hàng bán đồ Nhật ở khu Linh Lang – Vạn Phúc.
**: Loại đường đặc biệt được chiết xuất từ cây dương xỉ. Bạn có thể tìm được Unimart hoặc các cửa hàng bán đồ Nhật ở khu Linh Lang – Vạn Phúc.
Xắn tay áo lên các chàng:
Kanten:
- Trộn bột agar và nước vào một xoong nhỏ.
- Hòa đều hỗn hợp trên và để lửa vừa - cao, đun sôi.
- Sau khi dung dịch đã sôi và bột agar đã hòa tan, thêm đường và để nhỏ lửa trong 2 phút.
- Tắt bếp và đổ hỗn hợp thạch vào khay chịu nhiệt, để nguội và cất trong tủ lạnh (khoảng 20 phút).
- Trộn đều bột mochi và 3/4 chỗ nước trong một bát lớn.
- Dùng tay, ấn và nặn hỗn hợp bột thành hình cầu, vừa nặn vừa cho thêm nước.
- Để tận dụng số bột còn sót trong bát, hãy làm ướt tay và vơ, nặn nốt phần còn lại thay vì cho thêm nước.
- Xoa tròn cục bột thành một quả cầu rồi lăn thành một khúc. Sau đó, chia khúc bột thành 16 phần bằng nhau.
- Vê tròn từng phần thành từng chiếc bảnh nhỏ và ép dẹp, dùng ngón trỏ ấn lún ở chính giữa.
- Thả từng viên bột vào một nồi nước sôi, nấu trong khoảng 2 phút. Khi bánh bắt đầu nổi lên bề mặt thì vớt ra và ngâm vào một bát nước đá. (Note: Shiratama Dango sẽ có độ dẻo và mềm trong 30 phút sau khi nấu, nếu không dùng ngay bạn có thể để nguyên trong bát nước và cất vào tủ lạnh và khi sử dụng chỉ cần trần lại qua nước sôi.)
- Ngâm đậu trong nước qua đêm (8-12 tiếng)
- Rửa qua đậu rồi cho vào một xoong nhỏ và đổ nước ngập khoảng 3-5 phân từ bề mặt đậu, đun sôi. Khi nước bắt đầu sôi, tắt bếp và đậy nắp vung, để 5 phút.
- Chắt bỏ nước, đổ đậu đỏ lại vào nồi, đổ sâm sấp nước ngang bề mặt đậu. Đun sôi với lửa lớn rồi giảm nhỏ lửa để sủi tăm, trong quá trình này nước sẽ cạn và phải châm thêm nước thường xuyên. Bóp thử hạt đậu, nếu thấy nhuyễn, dễ bóp nát là được.
- Đun to lửa, đảo đều tay vừa đảo vừa cho đường vào dần dần. Dùng thìa vạch một đường dưới đáy nồi, nếu đậu không tràn lại kín đáy trong 2 giây thì tắt bếp và thêm muối. Đổ sang một khay để nguội, nếu không có nhu cầu sử dụng ngay, bạn có thể bọc bằng ni lông và cất trong tủ lạnh.
- Trộn đều tất cả nguyên liệu trong một xoong nhỏ, đun sôi.
- Sau khi sôi, vặn nhỏ lửa và đun liu riu sủi tăm từ 15-20 phút, đảo nhẹ để hỗn hợp đường được trộn đều. (Note: Nếu không có nhu cầu sử dụng ngay, bạn hãy chuyển vào lọ hoặc chai, đậy nắp kín và có thể để tủ lạnh đến 1 tuần.)
Giờ thì cho thạch vào giữa, xếp hoa quả và Shiratama Dango xung quanh, thêm anko lên trên và kuromitsu lên trên cùng rồi tận hưởng.
Người yêu tương lai ạ, cô mà đoảng thì cứ làm giàu, cầm tiền về đây tôi nuôi~
Kane
Kane